Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, có rất nhiều các vị Thần như: Thần sông, Thần núi, Thần sét, Thần đất (thổ địa) v.v. Các vị Thần quản lý mọi việc, mọi vật trên trần gian. Câu chuyện về họ không chỉ lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, mà còn xuất hiện trong giấc mơ của rất nhiều người, hoặc trong một tình huống đặc biệt nào đó mọi người đã nhìn thấy sự tồn tại của Thần.

Theo ghi chép, Thần dịch họa xuất hiện trong dân gian Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Tùy. Trong “Tam giáo nguyên lưu sảo thần đại toàn” có ghi, Tùy Văn Đế lên ngôi tháng 6, có 5 lực sĩ xuất hiện trong không trung, cách mặt đất khoảng 35 trượng, người mặc áo dài ngũ sắc, trong tay đều cầm 1 vật. Một người tay cầm muôi và hộp, một người tay cầm túi da và kiếm, một người tay cầm quạt, một người tay cầm búa, một người tay cầm bình lửa nóng.

Tùy Văn Đế vội hỏi Thái sử công Trương Cự Nhân: “Đây là Thần gì? Có họa hay có phúc?”.

Trương Cự Nhân đáp: “Đây là lực sĩ ngũ phương, trên trời là ngũ quỷ, dưới đất là ngũ dịch. Dịch mùa xuân Trương Nguyên Bá, dịch mùa hè Lưu Nguyên Đạt, dịch mùa thu Triệu Công Minh, dịch mùa đông Chung Nhân Quý, người phụ trách toàn bộ là Sử Văn Nghiệp. Khi họ xuất hiện là dịch bệnh tới, không thể trốn tránh được”.

Năm đó, nhà Tùy quả nhiên xuất hiện đại dịch, bệnh dịch làm chết rất nhiều người. Tùy Văn Đế vì thế đã sửa chữa lỗi lầm, đồng thời cho xây dựng đền thờ 5 thần dịch họa. Đời nhà Đường tiếp nối nhà Tùy thờ phụng 5 thần dịch họa. Đến thời Đường – Tống, người dân đều tin rằng 5 thần dịch họa là xuống nhân gian gieo dịch bệnh là theo lệnh của Trời.

Đời nhà Tống, Quản Sư Nhân người Tấn Vân Chiết Giang đã gặp thần dịch bệnh khi đang đọc sách. Thần nói với Quản Sư Nhân sẽ gieo dịch bệnh xuống trần gian vào ngày đầu tiên của năm mới, nhưng lưu ý người nhà của Quản Sư Nhân sẽ không bị bệnh. Vị Thần nói rõ nguyên nhân: vì 3 đời nhà Quản Sư Nhân đều làm việc thiện, tích nhân tích đức, thường ngăn người khác làm việc xấu, cổ vũ người khác làm việc tốt, vì thế sẽ không bị nhiễm bệnh.

Như vậy dễ thấy rằng Thần dịch họa không còn xa lạ với người dân Trung Quốc. Thần thoại “Phong Thần Diễn Nghĩa” của Trung Quốc cũng nói đến điều này. Khương Tử Nha vâng lệnh Nguyên Thủy thiên Tôn Sắc phong Lỗ Nhạc làm Thần dịch họa, lệnh cho ông đi gieo bệnh dị ứng thời tiết ở khắp nơi. Bệnh này là bệnh sẽ sinh ra khi thời tiết thay đổi. Những người tin Thần đều biết, bệnh dịch trên thế gian căn bản đều là báo ứng thiện ác nhân gian mà thành.

Vì biết rõ bệnh dịch là hậu quả của thiện ác nhân gian mà ra nên mới có cách nói “dịch bệnh có mắt”. Con người cần hiểu được rằng, khi đạo đức con người bị suy đồi tới một mức độ nhất định thì ông Trời sẽ giáng đại họa xuống trần gian để cảnh cáo con người dừng lại, không nên tiếp tục phạm cái sai nữa.

Trong những ghi chép cổ xưa về dịch bệnh có viết rằng, những người sống lương thiện, đạo đức cao thượng sẽ được hưởng cuộc sống an nhiên. Trái lại người vô lương tâm, làm việc xấu sẽ bị báo ứng. Đúng như người xưa từng nói: ”Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo” vậy.

Theo Secretchina
Quỳnh Chi biên dịch

Video: Trong dịch bệnh đi tìm phương cách, nhiều người muốn hiểu hơn về Pháp Luân Công?

videoinfo__video3.dkn.tv||3ef3db99f__