Năm thứ ba mươi tư Quang Tự (1908), Thái hậu Từ Hy lâm trọng bệnh và hấp hối, các quan ngự y dốc sức cứu chữa, họ kê một toa thuốc gọi là “Ích khí sanh tân”, tuy nhiên, nó là vị thuốc cuối cùng trong cuộc đời của bà Từ Hy, theo BL Daily.

Toa thuốc cuối trong cuộc đời của vị vua nữ triều đại nhà Thanh, đúng là nó có thể “Ích khí sanh tân” nhưng lại không thể cứu sống Thái hậu Từ Hy.

Trước khi lâm chung, Từ Hy Thái hậu đã trịnh trọng nói rằng: “Sau này, nữ nhân không thể can chính (tham gia vào chính sự quốc gia). Điều này là trái với gia pháp của bổn triều, cần phải hạn chế nghiêm ngặt. Đặc biệt cần phải đề phòng nghiêm ngặt, không để cho thái giám lộng quyền. Sự kiện khiến triều nhà Minh mạt vận, được xem là tấm gương nhà Ân”.

Nhà Ân diệt nhà Hạ, con cháu nhà Ân lấy sự diệt vong của nhà Hạ làm gương – ý nghĩa người đời sau lấy sự thất bại của người đời trước làm bài học kinh nghiệm.

Từ Hy Thái hậu băng hà, khép lại thời kỳ “Nữ nhân nhiếp chính” trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Tuy nhiên, những di ngôn trước lúc lâm chung của vị vua nữ đã gây chấn động thế giới, bởi người ta không hiểu tại sao một vị thái hậu “buông rèm nhiếp chính” thành công, vương triều nhà Thanh gần nửa thế kỷ, cuối đời lại để lại di ngôn như thế?

Tranh vẽ thờ Từ Hy Thái hậu mặc triều phục quy chuẩn của triều đình Mãn Thanh. (Ảnh: Wiki)

Khi suy nghĩ sâu một chút, chúng ta có thể nhận ra sự tương đồng giữa vận mệnh của một triều đại và số phận của một con người, như thể tất cả đều là sự an bài của ông Trời.

Sau khi các nhà nghiên cứu phân tích những di ngôn cuối cùng của Thái hậu Từ Hy để lại, thì có 3 điểm chính đáng quan tâm:

Từ Hy Thái hậu trong lòng biết rõ, vương triều nhà Thanh sẽ kết thúc trong tay của bà.

Là Thái Hậu đương triều nhà Thanh, Từ Hy biết rất rõ những di ngôn của tổ tiên gia tộc Diệp Hách Na Lạp Thị, gia tộc đã chọn bà là người cuối cùng kết thúc đế quốc Đại Thanh, bởi Lan Nhi hội tụ đầy đủ những gì cần thiết cho một nữ chính trị gia: Tự lập, quyết đoán, thông minh.

Dưới “bàn tay sắt” của Từ Hy, các nhân tài tinh anh của Đại Thanh đã cam tâm tình nguyện phò trợ bà, hỗ trợ bà thuận lợi chấp chính suốt gần 48 năm. Chính tay Thái hậu Từ Hy đã giúp nhà Thanh đứng vững trước phong ba bão tố tại Trung Quốc lúc bấy giờ. Sau khi Từ Hy Thái Hậu băng hà, Đại Thanh loạn trong giặc ngoài, bởi một vị vua 3 tuổi sao có thể trị vì vương triều nhà Đại Thanh.

Từ Hy Thái hậu là một người phụ nữ muốn làm gì thì phải làm cho đạt được mục tiêu

Là một người phụ nữ có cá tính riêng biệt, những gì Thái Hậu muốn làm thì phải làm cho được, nhất định làm được điều bà muốn. Tính cách của bà Từ Hy hội tụ những yếu tố: Thông minh, điềm tĩnh và lạnh lùng không biến sắc, đến độ chồng bà,  Hoàng đế Hàm Phong vừa kính phục lại vừa pha lẫn sợ hãi.

Trước lúc lâm chung, sau khi suy xét kỹ càng, Hoàng đế Hàm Phong đã để lại một mật chỉ cho Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị (người mà ông tin tưởng yêu thương nhất, sau này là Từ An Thái Hậu – người cùng Từ Hy can chính). Di chúc của vua lệnh rằng, nếu Hoàng tử Tái Thuần được lập đế, Lan nhi (Từ Hy) sinh ra Tái Thuần nếu như không biết an phận thủ thường thì hãy diệt bà ấy. Mật chỉ viết: “Trẫm không thể tin tưởng người này, sau này nếu như có thể an phận thủ thường thì thôi, còn không, hãy chiếu theo chiếu chỉ này, lệnh triều thần trong triều mà trừ khử”.

Điều trên cho thấy Hoàng Đế Hàm Phong không hề xem nhẹ di ngôn của tổ tiên để lại, đối với Lan Nhi, ông đã chuẩn bị trước một cái kết xấu nhất cho vợ mình.

trung quốc
Từ Hy Thái hậu bên cạnh phu nhân của các phái viên Hoa Kỳ. Người nắm tay Thái hậu là bà Sarah Conger, phu nhân đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc. (Ảnh: tư liệu lịch sử Trung Hoa dân quốc).

Nhìn chung, Từ Hy Thái Hậu được đánh giá là người có đầu óc thoáng đãng, không phải là người phụ nữ tầm thường, bà cũng tự phụ về khả năng bản thân khi muốn trở thành giỏi hơn những vị vua trong lịch sử.

Nhưng dù bà có tài giỏi đến đâu nhưng bà đã không thể thay đổi được một vài khuyết điểm bẩm sinh của phụ nữ: tâm địa hẹp hòi, kiến thức có hạn, thiển cận, làm việc theo cảm xúc, không màng hậu quả. Bằng chứng là những di ngôn trước khi chết của Từ Hy Thái Hậu, bà đã thể nghiệm những yếu nhược khi “nữ nhân can chính”.

Thái Hậu Từ Hy hiểu rõ, trong xã hội Trung Quốc nam nhân hay nữ nhân đều có bổn phận riêng

Cuối cùng, trong tâm khảm của Lan Nhi biết rằng, trong xã hội Trung Quốc giữa nam và nữ đều có chức phận riêng của mình. Nam nhân có thể danh chính ngôn thuận mà chấp chính, còn nữ nhân thì lo chuyện hậu cung, ngay cả quyền lực trong tay Từ Hy cũng phải thông qua thánh chỉ của chồng và con trai của bà mới đạt được. 

Tuy nắm mọi quyền lực, nhưng Từ Hy chỉ “buông rèm” ngồi phía sau, chứ không phải đường đường chính chính ngự trên ngai vàng như chồng.

Trong 48 năm Từ Hy nhiếp chính, không thể phủ nhận những thành quả chính trị mà vị vua nữ đã đạt được, cũng không thể không bàn đến những quyết định sai lầm của bà đã đưa Đại Thanh đi đến diệt vong.

trung quốc
Từ Hy Thái Hậu trong những năm cuối đời, đi đứng phải có người hậu cần dìu dắt. (Ảnh: Bbs.voc.com.cn)

Những di ngôn của Từ Hy Thái Hậu được ghi chép lại trong “Thanh sử cảo – Hậu phi truyền”. Một sĩ quan người Anh tên là Edmund Backhouse, vốn là một cận thần bên cạnh Từ Hy Thái Hậu, ông đã công khai di ngôn của bà. Hai năm sau khi Từ Hy qua đời, vào tháng 9/1910, ông Edmund đã xuất bản cuốn sách “Từ Hy ngoại truyện”.

Vào ngày 21/10, Quang Tự năm thứ 34 (14/11/1908), sau khi mặt trời lặn, Hoàng đế Quang Tự băng hà tại điện Hàm Nguyên, tại Doanh Đài Trung Nam Hải, hưởng dương 38 tuổi.

10 giờ sau, vào ngày 22/10 (khoảng 2 giờ chiều), Thái hậu Từ Hy tạ thế tại điện Nghi Loan, thuộc Trung Nam Hải, hưởng thọ 74 tuổi.

Từ Hi Thái Hậu nhà Thanh, cùng Võ Tắc Thiên thời Đường, và Lã Hậu thời Hán, được xem là những người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất trong lịch sử Trung Hoa một thời gian dài.

Nhã Ngọc