Trong ấn tượng của người ngoài, những người luyện công ở công viên đại đa số là người cao tuổi, mục đích là để giữ sức khỏe. Và hiệu quả thần kỳ trong việc chữa bệnh và tăng cường sức khỏe quả thực là một trong những yếu tố góp phần vào sự phổ biến nhanh chóng của Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Pháp Luân Công thực ra là vì mục đích tu luyện, chứ không chỉ đơn thuần là chữa bệnh khỏe người; vì vậy, không ít thanh niên trẻ tuổi khỏe mạnh, một khi họ lý giải được nội hàm của tu luyện Pháp Luân Công, ngay cả khi họ không có nhu cầu chữa bệnh khỏe người, họ vẫn lần lượt bước vào hàng ngũ những người luyện công. Liệu Hiểu Lam và Đỗ Thế Hùng chính là những ví dụ như thế.

Năm 1996, Liệu Hiểu Lam, 26 tuổi, sống ở Đài Bắc và tốt nghiệp Học viện Khoa học Máy tính của Đại học Stanford, Hoa Kỳ. Anh cao và gầy, với đôi mắt híp híp biết cười ẩn sau cặp kính cận thị.

Đỗ Thế Hùng, 27 tuổi, đến từ Vân Lâm, tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Điện, Đại học Điện cơ Trung ương. Anh này tương đối nhỏ người, thường đeo một cặp kính cận trên khuôn mặt khá non, trông trẻ hơn so với tuổi thực của mình.

Hai người này vốn không quen biết nhau, không hẹn mà cùng liên lạc với ông Trịnh Văn Hoàng, hai người cùng tham gia “Lớp học chín ngày”, sau đó cả hai cùng bước vào con đường tu luyện. Lý do là vì họ đã đọc một cuốn sách trên “BBS” – chính là cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

Cơ duyên gặp được Đại Pháp của Liệu Hiểu Lam

BBS (Hệ thống bảng thông báo điện tử) rất phổ biến trong giới trẻ thời đó. Liệu Hiểu Lam nhớ rõ đó là ngày 15 tháng 3. Lúc đó anh đang duyệt tin trên máy tính như thường lệ, rồi phát hiện không rõ ai đó đã đăng toàn bộ cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” lên BBS. Từ chập tối đến rạng sáng, Liệu Hiểu Lam đọc hết một lượt cả cuốn sách, và bốn chữ in sâu trong tâm khảm anh – “Đại Pháp chí chính”. Liệu Hiểu Lam cho biết: “Cuốn sách này đã giải khai tất cả những nghi hoặc của tôi, và mở ra một nhận thức hoàn toàn mới của tôi về vũ trụ và sinh mệnh”.

Sau khi thức cả đêm đọc xong một lượt cuốn “Chuyển Pháp Luân”, Liệu Hiểu Lam đạp xe đến Công viên Thiên Mẫu vào lúc 5 giờ sáng và học luyện 5 bài công pháp. Anh kể về trải nghiệm của mình: “Tôi cảm giác toàn bộ con người mình biến hóa canh tân, ngay cả mỗi lạp tử trong không khí cũng đều canh tân”.

“Con người vì lẽ gì mà tồn tại? Họ đến từ đâu? Họ sẽ đi về đâu? Bản chất của tu luyện là gì? Họ tu hành như thế nào? Tu thành thì đi đâu? Chân tướng của vũ trụ, của sinh lão bệnh tử, tất cả những câu hỏi, tôi đã tìm ra đáp án minh xác, tôi không còn giống như xưa – nhìn hoa trong mù sương”.

Có một xúc cảm sâu sắc như vậy bởi vì Hiểu Lam đã trải qua những nỗ lực phi thường để tìm tòi, đọc sách. Liệu Hiểu Lam là người được Thần ban hạnh vận, luôn thuận toại và sung túc, anh là chủ tịch câu lạc bộ cờ vây ở trường trung học cơ sở, và chủ tịch câu lạc bộ máy tính ở trường trung học; tham gia thi cờ vua, nghệ thuật nhảy cầu, các cuộc thi toán học. Đến đại học thì tham gia đoàn hợp xướng, câu lạc bộ kịch thoại và câu lạc bộ guitar, cũng như các khóa học Trung văn tự chọn, tham dự các loại diễn xuất, hoạt động văn nghệ, nỗ lực nắm bắt văn học, âm nhạc, hí kịch. Mặc dù tham gia vào rất nhiều hoạt động cảm tính và trí tính, nhưng điều đó không ngăn cản anh dễ dàng ghi danh vào Trường Trung học số 1 Đài Nam, Khoa Kỹ thuật Điện, Đại học Quốc gia Đài Loan và Đại học Stanford với số điểm cao ngất ngưởng.

Mặc dù bề ngoài mọi chuyện diễn ra thuận toại, nhưng Liệu Hiểu Lam sâu trong nội tâm luôn có cảm giác bản thân mình bị bao phủ bởi một màn sương mê mờ vô định. Anh học tại trường Thiên Chúa giáo thời Trung học cơ sở, đọc các ấn phẩm Thiên Chúa giáo, tiếp thụ giáo nghĩa Thiên Chúa giáo, và tin rằng Chúa Giê-su sẽ phục sinh; Dù thường xuyên tham gia các buổi lễ bái, thánh lễ ở trường, và cảm thụ bầu không khí thánh khiết của tôn giáo, nhưng mọi thứ vẫn không thể xua tan màn sương mê bao phủ anh. Liệu Hiểu Lam nghĩ rằng có lẽ một đáp án nào đó đang chờ anh đi tìm.

Thời kỳ là lưu học sinh đại học ở nước ngoài, ngoài việc nghiên cứu điển tịch Phật giáo, anh cũng tiếp xúc với các pháp môn tu hành khác nhau như Thiền Tông, Nho giáo, Đạo giáo, Ấn Độ giáo, các tôn giáo phương Tây, dân gian, cổ kim Trung Hoa và nước ngoài, v.v… thượng hạ cầu sách. Lúc đó, Liệu Hiểu Lam vừa du học Mỹ trở về, nhưng chẳng thu hoạch được gì, anh cảm giác bản thân mình chỉ có thể lại ba chìm bảy nổi trong dòng hồng trần cuồn cuộn thế tục này.

Câu chuyện đắc được Đại Pháp của Đỗ Thế Hùng

Tương phản với Liệu Hiểu Lam – người được Thần ban hạnh vận, Đỗ Thế Hùng lại là một thanh niên vô cùng bất hạnh.

Đỗ Thế Hùng từ nhỏ, thể chất đã hư nhược, ngày ngày đều phải uống thuốc như cơm bữa, đến mức khi còn học tiểu học, anh đã từng tò mò hỏi các bạn cùng lớp: “Tại sao các cậu đều không uống thuốc?” Có lần anh thức giấc lúc nửa đêm, nghe rõ bố mẹ thảo luận với nhau: “Không biết con mình có thể sống qua được bao nhiêu tuổi!”

Bệnh nặng bệnh nhẹ đều không rời anh, thời Trung học cơ sở anh đột nhiên bị nổi mề đay, cả lớp chỉ có mình anh bị, “Tôi cảm thấy thật kỳ quái, điều xui xẻo gì cũng ứng vào tôi!” Lúc đang đá bóng thời học đại học, anh liền bị một quả bóng liệng vào mắt trái, dẫn đến bong võng mạc, anh nghĩ: “Tôi cũng cảm thấy, tôi sao mà xui xẻo vậy!”

Sức khỏe kém, vận mệnh cũng không may mắn. Trong kỳ thi tuyển sinh trung học, với điểm số xuất sắc, anh chỉ trúng nguyện vọng 2: Trường trung học số 2 Đài Nam. Nhưng những bạn đồng học có điểm kém hơn anh đều đạt được nguyện vọng 1, hoặc Trường trung học số 1 Đài Nam, hoặc Trường trung học nữ sinh Đài Nam; Khi thi vào đại học, những bạn đồng học dù thành tích không bằng anh, cũng không chuẩn bị kỹ lưỡng, bận rộn với bạn gái… đều trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa hay Đại học Giao thông, nhưng anh – người được công nhận là có thành tích tốt nhất, thì lại “nằm ngoài danh sách”.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Trung ương, Đỗ Thế Hùng đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ cao khảo trong suốt một năm, nhưng khi bắt đầu báo danh, anh phát hiện năm đó “không có chỗ trống!”

“Tôi muốn gì? Đều không có gì cả! Vận khí của tôi đều rất tệ”. Vì vậy, anh trở nên bất an với tất cả những gì trước mắt. “Dù tôi nỗ lực thế nào, mọi thứ đều sẽ mất đi vào một ngày nào đó”. Đối với anh mà nói, sinh mệnh chính là “Vô thường”.

Và khi Đỗ Thế Hùng đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân, dường như một cánh cửa được mở ra, ánh quang minh từ đó chiếu vào, xua tan đi những băn khoăn và bất bình mà anh đã tích lũy trong nhiều năm. “Mọi điều tôi hoài nghi từ nhỏ đến lớn đều được giải khai: Vì sao thân thể tôi ốm yếu? Vì sao điều tôi muốn, dù cố gắng nỗ lực đến đâu, tôi cũng không thể đắc được? Giờ tôi đã biết! Không có ‘Đức’ thì cái gì cũng không có. ‘Trong mệnh của quý vị không có thứ đó, thì dù chư vị có nỗ lực bao nhiêu nó cũng không thuộc về chư vị’ “.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công được một năm, Đỗ Thế Hùng trở lại miền nam với một thân thể khỏe mạnh và một tâm linh khoát đạt. Anh giảng dạy tại Trường Công Thương Cao Uyển tại Kiều Đầu, Cao Hùng. Anh cũng lập một điểm luyện công ở công viên Dương Minh tại Cương Sơn, trở thành một phụ đạo viên địa phương.

Thời kỳ đầu khi Pháp Luân Công mới được quảng truyền ở Đài Loan, sách và tài liệu đều rất thiếu. Nhưng khi càng ngày càng nhiều người tham gia luyện công, không thể tránh khỏi phải làm một số công tác liên hệ hành chính. Có sự tham gia của các học viên trẻ và có kiến thức về máy tính như Liệu Hiểu Lam và Đỗ Thế Hùng, đã khiến rất nhiều việc được nhanh chóng triển khai.

Vào năm 2016, Liệu Hiểu Lam đã chia sẻ kinh nghiệm của mình tại Pháp hội Đài Loan. (Ảnh do NXB Bác Đại cung cấp)

Vì vấn đề thiếu sách khá nghiêm trọng, vào năm 1996, Trạm phụ đạo Bắc Kinh đã đồng ý cho phép Đài Loan tự phát hành ấn bản “Pháp Luân Công” (bản hiệu chỉnh). Năm 1997, bản ấn loát của sách “Chuyển Pháp Luân” và “Pháp Luân Công” (bản hiệu chỉnh) đã được Liệu Hiểu Lam phụ trách đánh từng chữ từng chữ vào máy tính. Sau khi sách được xuất bản, các học viên Đài Loan từ đây có thể có càng nhiều cơ hội học Pháp. 

Năm 1996, Liệu Hiểu Lam cũng bắt đầu phụ trách ‘Lớp 9 ngày học Pháp luyện công’, và thành lập một điểm luyện công tại Đài tưởng niệm Quốc phụ Tôn Trung Sơn. Sau này, anh đã trở thành Trạm trưởng Trạm phụ đạo Đài Bắc. Cuối năm 1996, học viên Đài Loan lần đầu tiên đến Bắc Kinh học Pháp và giao lưu, Liệu Hiểu Lam cũng phụ trách nhiệm vụ liên lạc với học viên Bắc Kinh, và sắp xếp các hạng mục khác nhau.

Vào cuối năm 1996, Đỗ Thế Hùng (đầu tiên từ trái sang) và các học viên Đài Loan đã đến Bắc Kinh để học Pháp và giao lưu với các đồng tu địa phương. (Ảnh do NXB Bác Đại cung cấp)

Vào tháng 7 năm 1997, Liệu Hiểu Lam cũng đã dùng những gì anh học được tại nơi làm việc để thành lập trang web “Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan”, để giới thiệu cách học Pháp và luyện công cho người mới bắt đầu, cũng như thông tin về các điểm luyện công, nơi có nghĩa vụ dạy công, và địa điểm các Lớp chín ngày học Pháp luyện công ở nhiều địa phương khác nhau của Đài Loan. Bạn có thể tải xuống tất cả các sách của Pháp Luân Đại Pháp, các bài giảng Pháp tại Quảng Châu của Lý Sư phụ, cũng như các video dạy công và nhạc luyện công hoàn toàn miễn phí. Điều đó giúp càng nhiều người hữu duyên có thể tìm kiếm con đường tu luyện từ trên Internet, giống như anh.

Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi trang web “Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan” được thành lập vào tháng 7 năm 1997. Mọi người có thể tìm thấy Pháp Luân Đại Pháp trên Internet để hướng dẫn tu luyện. (Ảnh do NXB Bác Đại cung cấp)

Tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp tại đây

Ghi chú: 
Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý như một trang sử sống động.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo hạt giống Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Theo “Hạt giống vàng” – trích đoạn 4
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Biên dịch: Hương Thảo