Sau hơn nửa đời người, Liệu Tuyết Hà mới đắc được Chân Kinh, nên chỉ cần có thời gian, bà sẽ đọc Chuyển Pháp Luân một cách lặng lẽ. Sau giờ làm việc, bà đọc sách từ chiều đến tối mịt, quên cả bật đèn nhưng không thấy tối chút nào. Bà nói: “Các chữ trong cuốn sách này đều tỏa sáng ánh vàng kim, ngay cả dấu phẩy cũng là vàng. Toàn bộ ký tự đều lấp lánh ánh vàng kim; càng đọc, tôi càng không thể đặt sách xuống”…

Trước đây, Tống Minh Dung thường tản bộ trong công viên Trung Chính; anh có ấn tượng sâu sắc với một nhóm khoảng 30 người luyện công trong công viên, vì họ có thể sẽ tập công này ngày hôm nay, nhưng ngày mai lại tập một bộ công khác. Và người đàn ông mời anh dạy công là một trong những người luyện công trong nhóm đó.

Vì vậy, Tống Minh Dung đã đề nghị với họ: “Nếu các bạn có tâm muốn học, tôi khuyên mọi người nên từ bỏ các công pháp khác, và chỉ luyện Pháp Luân Công trong một tháng, các bạn sẽ có cảm thụ”.

Sau khi học công xong, cả nhóm bắt đầu thảo luận về “kết quả” của việc luyện Pháp Luân Công hôm đó. Chỉ nghe thấy một người phụ nữ nói: “Hôm nay khi tôi nhìn thấy anh Dung luyện công, phần đan điền (nơi bụng dưới) phồng lên như một bà bầu, và dưới đó dường như có một Pháp Luân đang chuyển động, xoay xuôi xoay ngược”.

“Đúng, tôi cũng thấy vậy.”

“Tôi cũng thế…”

Thậm chí không ít người cùng nhìn thấy cảnh tượng này, khiến ai nấy đều khá động tâm.

Lúc này, có người hỏi: “Chẳng lẽ lại là lừa tiền chăng?”

“Đừng ngạc nhiên! Vị Sư phụ này đang ở Mỹ quốc, không thể lừa gạt chúng ta”, một phụ nữ lần đầu tiên phát ngôn, lên tiếng hồi đáp.

Đó là Liệu Tuyết Hà, lúc đó 58 tuổi.

Liệu Tuyết Hà khi chào đời, bị nhau quấn quanh cổ, bà đỡ nói: “Đứa trẻ này sinh ra đã đeo tràng hạt của Phật tử, kiếp này đến là để tu hành”. Điều tương hợp là, Liệu Tuyết Hà từ nhỏ đã không dám ăn thịt. Khi là một đứa trẻ, mẹ bà chuẩn bị hộp cơm cho bà đi học, bà chỉ ăn rau, “Tôi không dám ăn thịt, ăn vào là nôn ra”.

Khi đang học tiểu học, nhìn thấy người anh họ của mình xuất gia, Liệu Tuyết Hà đã ngay lập tức nảy sinh ý nghĩ xuất gia, và nó càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Khi mẹ bà biết điều này, cụ không bất đắc dĩ xa con, mà đưa bà đến một ngôi chùa Phật giáo gần nhà để đọc kinh. Và thế là Liệu Tuyết Hà đã ở trong pháp môn tu này hơn mười năm, sau đó có một địa vị nhất định trong pháp môn này, có tịnh xá riêng trong tự viện, và còn được cấp một số tiền đáng kể, tùy ý sử dụng.

Cho dù vậy, Liệu Tuyết Hà vẫn luôn cảm thấy không thanh thản, “Tôi nghĩ, điều tôi muốn không phải là thứ này, nhưng, thiếu cái gì thì tôi không biết”. Bà mơ hồ biết rằng tu luyện chính là cần tu tâm tính, cần hồi Thiên thượng, nhưng làm thế nào để hồi Thiên?

Sau đó, Liệu Tuyết Hà ly khai pháp môn đó và bắt đầu con đường tầm Đạo của mình. Chỉ cần có người đồng đạo giới thiệu, hay nghe nói có dấu tích của chân Đạo, bà tuyệt đối sẽ không bỏ qua. Liệu Tuyết Hà đến Đài Bắc, Hoa Liên, và đến A Lí Sơn, tìm tìm kiếm kiếm, nhưng không thu được kết quả gì.

Thời gian từng ngày từng ngày trôi qua, Liệu Tuyết Hà đã ở tuổi trung niên. Một tai nạn xe hơi khiến cột sống của bà bị cong ba đốt; trong một thời gian dài, Liệu Tuyết Hà bị đau kịch liệt khi đi, ngồi, tựa hay nằm, đều đau không chịu nổi. Bác sĩ cho biết tỷ lệ thành công của trị liệu phẫu thuật chỉ là 20%, và nếu thủ thuật thất bại sẽ phải đối diện với tình trạng liệt toàn thân suốt đời.

Người cha già không thể chịu đựng được nguy cơ bị liệt của đứa con gái chưa chồng, đã đưa ra quyết định cho Liệu Tuyết Hà: không phẫu thuật.

Tuy nhiên, nỗi đau về thể xác và tinh thần đã đẩy Liệu Tuyết Hà từng bước từng bước vào hoàn cảnh tuyệt vọng. Một ngày tháng 6 năm 1997, Liệu Tuyết Hà đến chùa thăm người bạn xuất gia, người bạn thúc giục bà xuất gia. Liệu Tuyết Hà, lúc này đã 58 tuổi, hồi ứng với bạn mình, và hẹn gặp sư trụ trì. Vài tháng sau Tết Trung thu, bà xuống tóc.

Nhiều năm sau, Liệu Tuyết Hà kể lại ngày hôm đó, và nói, “Sau khi về nhà, tôi tự hỏi bản thân mình, đây có thực sự là điều tôi muốn?” Bà lang thang đi đến bãi đất trống gần nhà, nghĩ mình đời này cầu Đạo vô quả, cảm thấy trong tâm ngập tràn một nỗi bi thương. Đối diện với bầu trời đêm vô tận, bà kêu lên: “Ông Trời ơi, tại sao không có Chính Pháp cho con đắc Đạo, con đã già như vậy rồi, con phải làm sao đây?”

Tháng sau, ngày 15 tháng 7, Liệu Tuyết Hà và mọi người đã cùng Tống Minh Dung học luyện Pháp Luân Công ở công viên Trung Chính. Mục đích ban đầu của bà chỉ là để giữ cho thân thể khỏe mạnh, nhưng sau khi luyện công, sự cải thiện trạng thái thân thể của bà chỉ là một thu hoạch phụ…

“Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, tôi biết rằng đây là tu luyện, và đây chính là điều tôi muốn!”

Sau hơn nửa đời người – 58 tuổi, Liệu Tuyết Hà mới đắc được Chân Kinh, nên chỉ cần có thời gian, bà sẽ đọc Chuyển Pháp Luân một cách lặng lẽ. Sau giờ làm việc, bà đọc sách từ chiều đến tối mịt, quên cả bật đèn nhưng không thấy tối chút nào. Bà nói: “Các chữ trong cuốn sách này đều tỏa sáng ánh vàng kim, ngay cả dấu phẩy cũng là vàng. Toàn bộ ký tự đều lấp lánh ánh vàng kim; càng đọc, tôi càng không thể đặt sách xuống”.

Đọc sách đến quên cả xung quanh, bà lên lầu nấu ăn trong bóng tối. Trong bóng tối bỗng xuất hiện một tia sáng như kim cương, to bằng hai lòng bàn tay nắm vào nhau, chỉ đường cho bà. Những hiện tượng thần kỳ khó giải thích này càng khiến Liệu Tuyết Hà kiên định hơn – đây chính là điều bà tìm kiếm một đời này.

Liệu Tuyết Hà trong lòng vô cùng kích động; bà đã đem hành lý đóng gói hơn một tháng trước trở về nguyên quán, và nói với vị sư trụ trì: “Tôi đã tìm được chân Đạo, tôi sẽ không xuất gia nữa”.

Một thời gian sau, Liệu Tuyết Hà có một giấc mộng; Trong mộng, Sư phụ Lý nói với bà: “Tại sao con chưa bao giờ dám nói? Hãy giảng những gì con nên giảng, và nói những gì con nên nói”. Khi Liệu Tuyết Hà tỉnh dậy, bà nhận ra: “Tôi muốn nhanh chóng nói với những người bạn tốt đang tầm Đạo của tôi…” Vì vậy, bà đã tìm hơn 100 vị đạo hữu đã từng gặp trước đó, và nhờ Tống Minh Dung dạy họ học Pháp luyện công.

Học trong mộng, đọc thông “Chuyển Pháp Luân”

Người bạn đầu tiên mà Liệu Tuyết Hà muốn giới thiệu, là Hoàng Diệp, sống tại Thanh Thủy.

Hoàng Diệp đã là bạn thân của Liệu Tuyết Hà từ khi bà mười tuổi. Mười sáu năm trước, sau khi rời bỏ pháp môn ban đầu, Hoàng Diệp đã theo con đường tầm đạo của Liệu Tuyết Hà để tìm kiếm. Hoàng Diệp nói: “Chị ấy đến nơi nào, tôi sẽ theo chị ấy đến nơi đó”.

Tuy nhiên, đi đây đi đó, đến đâu cũng không tìm thấy chân Đạo, lại trở về trong thất vọng… Hơn mười năm, tìm đi tìm lại, nhiều lần thất vọng đã đánh vào lòng nhiệt thành cầu Đạo của Hoàng Diệp, giờ cô chỉ muốn an sinh trong thế tục. “Tôi đã bốn mươi tám tuổi, và tôi không tu nữa”.

Vì vậy, khi Liệu Tuyết Hà nói với Hoàng Diệp một cách hào hứng: “Pháp Luân Công thực sự rất tốt, cuối cùng chúng ta cũng đã tìm thấy.” Hoàng Diệp đã tỏ ra lãnh đạm đến bất ngờ; trong tâm cô nghĩ rằng mình đã kết hôn và không còn có thể chạy quanh theo Liệu Tuyết Hà như ngày xưa nữa.

Tuy nhiên, Liệu Tuyết Hà vẫn kiên trì không bỏ cuộc, “Cô ấy là bạn tốt nhất của tôi, tôi không thể nhẫn tâm nhìn cô ấy không đắc Pháp”. Liệu Tuyết Hà đã gọi điện cho Hoàng Diệp trong hơn ba tháng, đã chi phí tới 20 ngàn tệ tiền điện thoại. Hoàng Diệp và chồng cô ấy vô cùng cảm động vì điều này: “Người ta nhất định gọi mình đi, tại sao mình không đi?” Hoàng Diệp miễn cưỡng đồng ý với Liệu Tuyết Hà; Sau đó Tống Minh Dung dạy hai vợ chồng họ luyện công, và bắt đầu đọc sách “Chuyển Pháp Luân”.

Tuy nhiên, cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” dày ba trăm trang đặt ra một thử thách khó khăn đối với Hoàng Diệp, một người mù chữ.

Khi Hoàng Diệp sinh ra, trước con ngươi của cô có một lớp màng mỏng, mắt nhìn lúc nào cũng mờ và không rõ. Trong kỳ thi tiểu học tháng đầu tiên, Hoàng Diệp đã nhận được “điểm 0”, và từ đó cô ấy trở thành một “đào binh” trong trường học.

May mắn thay, chồng cô sẵn lòng dạy cô đọc Chuyển Pháp Luân. Sau giờ làm, chồng cô dạy cô đọc từng chữ, từng chữ, để ngày hôm sau Hoàng Diệp tự mình xem lại nội dung của đêm hôm trước; việc học như vậy kéo dài nửa năm. Nhưng tiến độ chậm chạp khiến cô lo lắng.

Một điều kỳ diệu đã xảy ra vào lúc này – Hoàng Diệp đã có một giấc mộng kỳ lạ trong mười ngày liên tiếp.

Trong một giấc mộng, Hoàng Diệp đang cầm cuốn “Chuyển Pháp Luân” trên tay, Sư phụ Lý trỏ vào những chữ trong cuốn sách, lần lượt trỏ hết chữ này đến chữ khác, từng ý niệm, từng ý niệm cứ thế hiện ra trong đầu Hoàng Diệp, ngay lập tức Hoàng Diệp liền nhận thức được chữ đó… Trong mộng, Hoàng Diệp đã đọc to “Chuyển Pháp Luân” từng chữ một. “Sư phụ Lý trỏ từng chữ, Ông không nói, và tôi đọc hết chữ này đến chữ khác”. Hoàng Diệp nói.

Sáng sớm hôm sau, khi Hoàng Diệp lại cầm cuốn Chuyển Pháp Luân, cô nhìn thấy một Pháp Luân sắc kim soi sáng từng chữ, và hướng dẫn cô đọc: “Pháp Luân sắc kim hướng dẫn tôi đọc, và tôi liền biết phát âm của ký tự đó là gì”. Hoàng Diệp, một người không biết chữ, đã nhanh chóng nhận ra các ký tự. “Trong vòng chưa đầy một năm, tôi có thể theo kịp tốc độ đọc của mọi người”.

Sau hơn một tháng luyện công, lớp màng bao bọc con ngươi của Hoàng Diệp – kể từ khi sinh ra – dường như nhẹ nhàng được bóc ra, thế giới trước mắt cô trở nên trong trẻo và tươi sáng.

Từ mười tám tuổi đã tiến nhập vào nhiều pháp môn, nhưng gần năm mươi tuổi, sau gần ba mươi năm, cô mới mới tìm ra chân Đạo; Hoàng Diệp rất vui mừng. Cô ấy đã thay đổi tâm thái của mình, và trở nên tích cực trong việc hồng dương Pháp Luân Công.

Ngay sau đó, Hoàng Diệp đã thiết lập điểm luyện công địa phương đầu tiên ở Công viên Thể thao Thanh Thủy – Ngao Phong Sơn ở Đài Trung. Đợi sau khi những người khác đến luyện công thành thục, Hoàng Diệp đã thiết lập một địa điểm ở Đại Giáp Thể dục quán, và sau khi để một học viên khác tiếp quản điểm luyện công này, Hoàng Diệp lại đến Thư viện Sá Lộc Thâm Ba để thiết lập một điểm mới; dần dần Ngô Tê và Long Tỉnh cũng có học viên tiếp tục thiết lập điểm. Cứ theo cách khẩu truyền như vậy, Pháp Luân Công dần dần được truyền khai rộng rãi, tại ven biển Đài Trung, ngày càng có nhiều người luyện công.

(Còn tiếp) 

Quý vị muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, hãy bấm vào link: https://vi.falundafa.org (tiếng Việt); và: www.falundafa.org (tiếng Anh)

Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” như một trang sử sống động, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo ‘hạt giống’ Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có cho người dân của quốc gia này.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Theo Epoch Times
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch